Môi trường đang là vấn đề nhức nhối của toàn cầu, tuy vậy để "môi trường" trở thành một "vấn đề nghiêm trọng" trong ý thức mỗi con người thì có lẽ mạng xã hội lại đang làm khá tốt điều đó.
Môi trường là nguồn tài chuyên chung của nhân loại, tuy nhiên "cha chung" thì thường chẳng biết ai sẽ khóc. Với hàng loạt các hoạt động khai thác cường độ cao như muốn "bức tử" thiên nhiên.
- Thiết đẹp mắt, camera đa ống kính, sạc nhanh, Galaxy A20s là lựa chọn tuyệt vời tầm giá 4 triệu
- Đánh giá Galaxy A20s: Bạn yêu cầu gì ở một smartphone, A20s đều có đủ
- Galaxy A20s ra mắt tại VN: Màn hình 6.5 inch, 3 camera, sạc nhanh 15W, giá từ 4.39 triệu
Tiến bộ khoa học giúp việc sản xuất diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của loài người. Không thể phủ nhận rằng, công nghệ khiến con người tiến bộ hơn nhưng dường như chúng ta vẫn chưa "theo kịp" với sự suy thoái môi trường.
Kết quả là, hoạt động sản xuất khai thác diễn ra nhanh mạnh nhưng hoạt động cải tạo môi trường vẫn "lẹt đẹt".
Những con số không biết nói dối
Môi trường ô nhiễm đang gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng, đúng điều đó là hoàn toàn đúng. Nhưng bạn có thực sự nắm hết các tác hại về môi trường diễn ra trong những năm qua?
Để mình chỉ cho bạn thấy, những con số cụ thể, tất nhiên đây chỉ là những con số "nhỏ" trong hàng tá các vấn đề môi trường đang diễn ra hàng ngày:
- 408/triệu: Đó là nồng độ carbon dioxide (CO 2) có trong bầu khí quyển của chúng ta, tính đến năm 2018. Đây từng là mức cao nhất trong suốt 3 triệu năm qua.
- Trong năm 2016 NASA đo được nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên 1.78 độ F (0.99 độ C) so với mức trung bình các năm giữa thế kỷ 20.
- 800 triệu (11%) là số người dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và nước biển dâng.
- 12.8%/thập kỷ là tốc độ giảm lượng băng tối thiểu tại Bắc Cực, hiện tại trong năm 2019 diện tích băng ở Bắc Cực là khoảng 4.9 triệu mét vuông. Với tốc độ này, thì chẳng mấy chốc, băng tại Bắc Cực sẽ không còn.
- 3.3mm/năm là mức tăng mực nước biển, hiện tại con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi mà diện tích băng tại Bắc Cực vẫn đang giảm theo thập kỷ.
Các số liệu này đều được NASA tổng hợp và công bố, bạn cũng có thể tự theo dõi tại đường link này .
Theo một số liệu thống kê, trong 30 năm trở lại đây, các cơn bão cấp 4 và 5 đã tăng lên gấp đôi, nhiệt độ trái đất nóng hơn tạo ra nhiều vùng nước âm tăng cường sức mạnh cho các cơn bão.
Mạng xã hội: Nền tảng tốt để giáo dục ý thức cộng đồng?
Trong một báo cáo của Internet Pew Project cho biết, có đến 67% người trưởng thành sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Trong đó, độ tuổi từ 18-29 chiếm đến hơn 83%, và 35% người sử dụng mạng xã hội có độ tuổi trên 65.
Khác với các nền tảng truyền thông thường thấy như tivi, đài báo,.. Mạng xã hội là một nơi để mọi người có thể trò chuyện, thể hiện bản thân,… Mạng xã hội đề cao sự tương tác giữa các người dùng.
Do đó, việc truyền tải thông điệp hoặc kêu gọi hành động sẽ mang lại hiệu quả có thể là tốt hơn nhiều so với các kênh truyền thông truyền thống mà chúng ta thường thấy.
Đặc biệt là Twitter, một mạng xã hội có rất nhiều những "KOL môi trường", những người có ảnh hưởng ở lĩnh vực môi trường, họ là những người có hiểu biết và có khả năng tạo ra sự lan tỏa trong ý thức mỗi người dùng.
Đã có những chiến dịch thành công…!!!
Các chiến dịch bảo vệ môi trường trên nền tảng xã hội đã được hình thành từ vài năm trở lại đây. Cũng bởi yếu tố "tương tác" được đặt lên hàng đầu mà các chiến dịch ý nghĩa và nhân văn được hưởng ứng rất nhiều.
#litterati (Instagram)
#litterati xuất phát từ Jeff Kirschner, lấy cảm hứng từ hành động nhặt lon nước trên mặt đường của con gái anh khi cả 2 đang đi dạo trong rừng năm 2012. Anh nảy ra ý tưởng khá "điên" của thời đó là "dọn vệ sinh có thể trên quy mô toàn cầu", Jeff đã lập tài khoản mang tên @litterati chỉ chuyên đăng các hình ảnh về rác, nhặt rác,… đi kèm hashtag #litterati, và thật bất ngờ khi hashtag này được hưởng ứng rất nhiều.
#trashtag (Instagram)
Lại là Instagram nhưng câu chuyện này được kể vào năm 2015 với hashtag #trashtag, đây là một dự án bảo vệ môi trường từ công ty UCO, nhằm kêu gọi mọi người có ý thức dọn rác mỗi ngày. Và sau đó cũng đã trở thành làn sóng cho cộng đồng.
#BluePlanet (Twitter)
BluePlanet II là một chương trình nói về tác hại của rác thải đối với đại dương, chương trình này được xây dựng dựa trên các nghiên cứu về môi trường và đưa ra những con số vô cùng "bất ngờ" mà loài người đã gây ra cho đại dương.
Câu chuyện rác thải nhựa trên đại dương đã được bàn và nghiên cứu từ rất lâu rồi. Vào nào 2008, cứ mỗi kilomet vuông trên biển (Biển Đen) lại có 8 đến 217kg rác thải nhựa. Thực ra, rác thải nhựa trên biển đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ năm 1988, nhưng thời điểm đó vấn đề môi trường chẳng phải là thứ mà mỗi "chúng ta" thực sự quan tâm vì nó không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.
Cho đến khi có chương trình BluePlanet II, chương trình truyền hình này đã tạo được ấn tượng và sự quan tâm của đại đa số người xem. Kết quả tìm kiếm từ khóa liên quan đến rác thải nhựa trên Google đều tăng vọt sau đó.
Chưa hết, nền tảng mạng xã hội (Twitter) lại là "đòn bẩy" giúp câu chuyện về rác thải nhựa tiếp tục được "hâm nóng", mọi người bàn tán, ủng hộ rất sôi nổi. Tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết về vấn đề bảo vệ môi trường biển vô tình được Twitter lan tỏa. Đương nhiên nó cũng tạo nên một "phong trào" về ý thức hạn chế rác thải nhựa trong sinh hoạt hàng ngày.
#ChallengeForChange (Facebook)
Không cần nói đâu xa, #ChallengeForChange một phong trào về môi trường khá nổi tiếng trên thế giới và cả Việt Nam, phong trào này được người Việt biết đến nhiều nhất thông qua Facebook. Mang tên "thử thách" nhưng nó không hề tạo nên sự cạnh tranh bằng kết quả thắng hay bại, đổi lại thông qua #ChallengeForChange mỗi người sẽ tự có cái nhìn và ý thức hơn trong việc hạn chế xả rác, giữ gìn môi trường sống trong lành. Góp phần "nhỏ" trong nỗ lực "lớn" của nhân loại về bảo vệ môi trường nói chung.
Sau tất cả những điều này, có thể thấy, mạng xã hội là một nền tảng tốt để tạo nên ý thức cộng động cho con người nói chung. Những hành động, những thông điệp ý nghĩa đều được nhân rộng qua các nền tảng mạng xã hội.
Nhưng,… phải đi từ "ảo" đến "thật"
Đúng vậy, chia sẻ một bài viết với 1 vài hình ảnh kèm hashtag là điều cực kỳ dễ mà mình tin là ai cũng có thể làm được.
Tuy nhiên, sau mỗi bài post, mỗi tấm hình được đăng lên là cần sự ý thức từ mỗi người. Hành động "xanh" không chỉ diễn ra trong vài giây ngắn ngủi khi ta chụp ảnh, đăng bài mà nó cần được thể hiện rõ ràng và liên tục hàng ngày, hàng tháng và hàng năm.
Hành động không cần xuất phát từ những việc quá lớn lao, chỉ đơn giản bằng cách hạn chế sừ dụng ly nhựa mỗi lần bạn ra quán coffee bằng một ly sứ hay ly inox cá nhân.
Nói không với ống hút nhựa thay bằng ống hút giấy, ống hút inox hoặc không sử dụng ống hút khi không cần thiết. Tất cả những hành động tuy cơ bản, nhỏ nhặt vậy thôi cũng đã có thể tạo nên một ý thức tốt và dần dần hình thành nên thói quen "xanh" trong mỗi chúng ta.
Đừng ngại lưu giữ khoảnh khắc, hành động đẹp mà bạn đã thực hiện. Mình vẫn rất thường xuyên ghi lại hình ảnh cuộc sống bằng Galaxy A20s chiếc điện thoại đa năng với 3 camera, mỗi khi bước ra đường. Vừa là để chia sẻ với mọi người, nhưng đôi khi những bức ảnh, những khoảnh khắc đó chỉ giữ cho riêng mình bên trong điện thoại để đôi lúc mở ra xem và tự động viên bản thân hãy làm thật nhiều điều ý nghĩa hơn.
Tạm kết
Đối với mình, mạng xã hội hay bất cứ điều gì cũng sẽ có 2 mặt của nó. Quan trọng là bạn sử dụng nó cho mục đích gì mà thôi.
Và để trả lời cho câu hỏi, liệu mạng xã hội có thể thay đổi môi trường hay không, câu trả lời sẽ là "Có", nhưng không theo một cách trực tiếp mà nó sẽ hướng đến sự thay đổi ý thức chung của cộng đồng để từ đó tạo ra những hành động thiết thực.
Trong trường hợp bạn sử dụng mạng xã hội chỉ để "khoa trương" bản thân thì những bài post, nhưng hashtag cũng không thể giúp lan tỏa được ý nghĩa lớn lao đến cộng đồng và đến việc bảo vệ môi trường.
_ Tham gia group Thảo luận công nghệ CellphoneS : Tại đây
_ Like/follow fanpage Sforum.vn : FB.com/SforumTech
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét