Có bao giờ bạn đã tự hỏi, tại sao Intel lại làm ra i3, i5, i7… mặc dù chúng có cùng "die chips", bề ngoài giống hệt như nhau. Phải chăng Intel cố tình làm vậy để bán con mắc con rẻ?
Để giải thích điều này, các bạn nên hiểu một chút đến quá trình sản xuất chip nói chung và Intel nói riêng. Đầu tiên là bước sản xuất các tấm wafer, các tấm wafer sẽ có hình tròn đường kính tùy thuộc vào khả năng của mỗi nhà sản xuất, có thể là 300mm hay cao hơn là 450mm, nói chung sản xuất được tấm wafer càng lớn thì giá thành càng rẻ. Nếu các bạn quan tâm về vấn đề này thì mình sẽ viết riêng một bài nói kỹ hơn vì khá dài và phức tạp.
- Đồ họa tích hợp trong CPU Intel sắp tới quá mạnh, vượt xa Ice Lake, "ăn" luôn cả Radeon của AMD
- Intel xác nhận MacBook Pro 13 inch 2020 sử dụng bộ xử lý tùy chỉnh 28W, đồng thời bỏ luôn Core i7-1068G7
- Rò rỉ card đồ họa thương mại đầu tiên của Intel, rất đáng để chờ đợi nhưng không phải cho game thủ
Sau khi đã có các tấm wafer các nhà sản xuất sẽ tiến hành xử lý và sử dụng công nghệ quang khắc và một số bước xử lý khác để tạo thành hàng tỷ transistor. Trong quá trình này, mặc định tất cả sẽ đều được xử lý giống hệt như nhau, nên ở giai đoạn này có thể nói tất cả đều là "Core i9", với số lượng nhân và transistor được thiết kế như nhau.
Sau đó, các tấm wafer này sẽ được mang đi kiểm tra và cắt thành các die chip (thành phần cơ bản và quan trọng nhất của con chip), rồi sau đó được hàn với đế chip.
Nhưng có một vấn đề là khi qua rất nhiều công đoạn sản xuất vô cùng phức tạp, có thể là do chất lượng tấm wafer không đồng đều, có thể là có lỗi xảy ra trong quá trình xử lý bề mặt, quang khắc… mà không phải lúc nào 8 nhân như được thiết kế ban đầu có thể hoạt động tốt.
Lúc này nhà sản xuất, hay như chúng ta đang nói ở đây là Intel sẽ phân loại. Những đế chip tốt nhất, độ hoàn thiện cao nhất sẽ là i9-9900K hoạt động tốt cả 8 nhân, có khả năng chạy ổn định ở xung nhịp cao, có khả năng ép xung lên cao, có khả năng mở siêu phân luồng.
Những con chip vẫn hoạt động tốt cả 8 nhân, nhưng độ hoàn thiện không đủ tốt sẽ đưa xuống làm i7-9700K có xung nhịp thấp hơn một chút nhưng vẫn ép xung được, thấp hơn nữa đưa xuống làm i7-9700 không thể ép xung.
Nếu không may trong quá trình sản xuất có hai nhân bị hư hay hoạt động thiếu ổn định, Intel sẽ bỏ luôn hai nhân đó. Trong trường hợp 6 nhân còn lại đạt chất lượng cao sẽ là i5-9600K với khả năng ép xung.
Tương tự sau khi phân loại chúng ta sẽ có các con chip thấp hơn, thấp nhất là những con chip Celeron chỉ còn 2 nhân, tức trong quá trình sản xuất đã có 6 nhân bị hư. Trong trường hợp bị hư nhiều hơn nữa sẽ bị loại bỏ. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về thuật ngữ "Product binning" để hiểu thêm về việc này.
Như vậy, trên thực tế Intel "đẻ" ra rất nhiều dòng sản phẩm để có thể phân loại chip thành rất nhiều phân khúc nhằm tối ưu lợi nhuận chứ thực ra không có nhà sản xuất nào lại muốn bỏ thời gian công sức để tạo ra những con chip Celeron bán ra chỉ vài chục USD, thực ra đây chỉ là đồ "phế" bán để kiếm thêm chút lợi nhuận mà thôi.
Nhưng ở trên phân khúc cao hơn ví dụ i5 và i7 thì không phải lúc nào cũng tuân theo cách phân loại sản phẩm ở trên. Ví dụ sau nhiều năm tối ưu dây chuyền công nghệ, Intel sản xuất được nhiều lô die chip chất lượng rất cao và đều có thể làm được i7, i9 với 8 nhân. Nhưng thị trường lại đang bị khan i5 thì Intel hoàn toàn có thể đốt bỏ 2 nhân để sản xuất thêm i5 chứ không hạ giá i7 đảm bảo giữ vững giá trị sản phẩm để thu lợi lâu dài.
Lại nói đến phá bỏ nhân, những bạn 9x đời đầu về trước có thể biết đến AMD Phenom II X3 710 từ 3 nhân tự nhiên mọc ra thêm nhân nữa. Thời điểm đó AMD chỉ khóa nhân bằng phần mềm chứ không đốt bỏ từ phần cứng, nên khi thực hiện ép xung một số con chip vô tình mở ra được thêm một nhân nữa thành 4 nhân.
Với "chiêu trò" này, có lẽ Intel đã thành công trong việc "hút máu" người dùng trong rất nhiều năm. Bằng chứng là đến i7-7700K, con chip đầu bảng cho người dùng phổ thông vẫn chỉ có 4 nhân. Nhưng khi bị AMD cạnh tranh thì i3-10300 mới nhất cũng sở hữu thông số tương tự. Vẫn là 14 nm nhưng Intel có thể nhét được tới 10 nhân vào Core i9-10900K, hơn gấp đôi so với 3 năm trước.
_ Tham gia group Thảo luận công nghệ CellphoneS : Tại đây
_ Like/follow fanpage Sforum.vn : FB.com/SforumTech
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét