Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Là một tính năng cao cấp nhưng giờ đây màn hình Quad HD+ đã trở thành thứ bị ẩn trên smartphone

Là tính năng được trang bị trên smartphone cao cấp nhưng do tốn năng lượng và hiệu quả không lớn nên Quad HD+ giờ đây đã trở thành một dạng tùy chọn.

Màn hình là một trong những thành phần vô cùng quan trọng đối với chiếc smartphone. Người dùng tương tác với chúng trong hầu hết thời gian sử dụng. Những cuộc chiến về độ phân giải màn hình đã ngừng lại, nhưng những chiếc smartphone cao cấp thỉnh thoảng vẫn dấy lên phong trào này. Một điều thú vị là Wide Quad High Definition (WQHD+) ngày nay đã trở thành tiêu chuẩn mặc cho Sony đã tiến một bước xa hơn với công nghệ màn hình di động 4K.

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất 1-4 Là một tính năng cao cấp nhưng giờ đây màn hình Quad HD+ đã trở thành thứ bị ẩn trên smartphone

Dù sở hữu phần cứng màn hình cao cấp nhưng đa số smartphone ngày nay lại có độ phân giải mặc định là Full HD + (2400 x 1080 pixel). 

Đâu là chuẩn màn hình tối thiểu nên có trong năm 2020?

Samsung là một trong những hãng đầu tiên áp dụng điều này cho dòng Galaxy S và đã tiếp tục cho đến ngày nay. Galaxy S20 Ultra sở hữu màn hình WQHD + độ phân giải 3200 x 1440 pixel nhưng thực tế được đặt mặc định ở độ phân giải FHD + để có thời lượng pin tốt hơn. 

Thời lượng sử dụng pin chính là lý do giải thích cho việc các nhà sản xuất đặt độ phân giải màn hình mặc định là Full HD. Việc cung cấp thêm các điểm ảnh và nâng độ phân giải lên cao hơn sẽ khiến cho bộ xử lý trên smartphone hoạt động nhiều hơn đồng thời cũng tiêu tốn năng lượng một cách mạnh mẽ, đặc biệt là từ GPU khi chơi game. Điều này cũng đến từ xu hướng nâng cao tốc độ làm mới màn hình  90Hz và 120Hz. Một lần nữa, những nâng cấp về màn hình kể trên có thể gây thêm áp lực cho các thành phần xử lý cũng như tiêu tốn nhiều năng lượng khi so sánh với màn hình 60Hz truyền thống.

Việc ẩn tùy chọn màn hình độ phân giải cao sẽ khiến những thiết bị trông có vẻ không cao cấp so với những gì mà các nhà sản xuất thông báo. Để chứng minh, Android Authority đã biên soạn một danh sách ngắn các thông số kỹ thuật của một số smartphone so với thông tin mặc định khi xuất xưởng của chúng.

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất 2-1 Là một tính năng cao cấp nhưng giờ đây màn hình Quad HD+ đã trở thành thứ bị ẩn trên smartphone

Về mặt kỹ thuật người dùng vẫn nhận được màn hình cao cấp, nhưng họ sẽ hiếm khi trải nghiệm ngay lập tức. Để trải nghiệm màn hình ở độ phân giải cao nhất người dùng cần tự đi sâu vào các menu cài đặt và phải hy sinh thời lượng pin. 

Từ những sản phẩm cao cấp như Galaxy S20 Ultra hay OnePlus 8 Pro với giá phải chăng hơn đều đặt độ phân giải mặc định là Full HD+. Điều này khác xa so với các thiết bị cầm tay QHD thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như LG G3 và Oppo Find 7 đã cung cấp màn hình độ phân giải QHD ngay từ thiết lập mặc định vào năm 2014.

Hơn nữa, rất nhiều thiết bị cao cấp giờ đây chỉ được trang bị màn hình Full HD +. Danh sách này bao gồm LG V60, LG Velvet, Motorola Edge Plus, Xiaomi Mi 10, Samsung Galaxy Note 10 phiên bản tiêu chuẩn và nhiều sản phẩm khác. QHD và QHD + giờ đây đã không còn được ưa chuộng so với một vài năm trước đây.

Vậy chính xác thì xu hướng này bắt đầu từ khi nào?

Như đã đề cập trước đó, Samsung đã nhanh chóng quyết định gắn bó với FHD để có thời lượng pin tốt hơn trong quá trình mà ngành công nghiệp smartphone đang chuyển đổi dần sang QHD. Hãng đã để cho người dùng quyết định xem liệu có muốn dùng hy sinh thời lượng pin để tăng chất lượng hình ảnh hay không.

Các nhà sản xuất khác cũng học hỏi theo và bắt đầu thêm tùy chọn này, giờ đây nó trở thành một tùy chọn phổ biến. Tuy nhiên, chính việc chuyển sang tỷ lệ khung hình rộng hơn và việc áp dụng FHD + đã quyết định số phận của QHD.

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất 3 Là một tính năng cao cấp nhưng giờ đây màn hình Quad HD+ đã trở thành thứ bị ẩn trên smartphone

Để hiểu được vấn đề này chúng ta cần biết thêm một chút về giới hạn của tầm nhìn con người. Tóm tắt nhanh, có một điểm mà ngay cả những người có thị lực tốt nhất cũng khó có thể nhận ra sự khác biệt khi độ phân giải tăng lên cho một kích thước tại khoảng cách hiển thị nhất định.

Đối với kích thước smartphone và khoảng cách xem thông thường, việc cải thiện mật độ pixel này bị giới hạn ở đâu đó giữa FHD (1920 x 1080) và QHD (2560 x 1440). Một số người dùng có thể phát hiện ra sự khác biệt giữa FHD và QHD, nhưng hầu như không thể phân biệt FHD + với độ phân giải cao hơn. FHD + về cơ bản đã thay thế đặc điểm kỹ thuật QHD cũ.

Cân bằng tỷ lệ làm mới so với độ phân giải

Có một điểm đáng lưu ý rằng phần lớn nội dung video được truyền đến các thiết bị di động vẫn ở định dạng 1080p (FHD). Tinh chỉnh tỷ lệ này để phù hợp với màn hình 1440p (QHD) thực sự có thể làm cho video trông tệ hơn so với phát lại ở độ phân giải cao hơn đồng thời cũng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn.

Độ phân giải 1080p vẫn trông sắc nét trên màn hình 4K vì mỗi pixel được tăng lên theo hệ số 4. Với QHD, hệ số tỷ lệ từ FHD là 1.3 lần, có nghĩa là chi tiết độ phân giải được tính trung bình để phù hợp. Điều này có thể dẫn đến mất chi tiết và tiêu tốn năng lượng cho việc xử lý hoặc smartphone có thể tự động chuyển độ phân giải để phát lại.

Vậy tại sao cứ phải cung cấp WQHD+ như một tùy chọn? Đặc biệt là khi đại đa số các nhà sản xuất ẩn tùy chọn này trong các cài đặt? 

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất 4 Là một tính năng cao cấp nhưng giờ đây màn hình Quad HD+ đã trở thành thứ bị ẩn trên smartphone

Điều này được lý giải là do sự sợ hãi trong cuộc chiến về thông số kỹ thuật đã khiến một số thương hiệu gắn liền với các thông số này một cách quá mức. Để có được giá bán cao thì phần cứng cũng phải tương đương dù cho nó có vô nghĩa đi nữa.

Ngược lại, không ít mẫu smartphone cao cấp đã thẳng tay xóa bỏ thông số kỹ thuật không cần thiết trên và xu hướng này sẽ còn được duy trì. Những mẫu điện thoại như LG Velvet và OnePlus 8, có thể trở thành một trong những sản phẩm đáng mua nhất năm 2020, mang lại trải nghiệm thị giác trong thế giới thực tốt với mức giá thấp và thời lượng pin tốt hơn.

 


_ Tham gia group  Thảo luận công nghệ CellphoneS :  Tại đây

_ Like/follow fanpage  Sforum.vn :  FB.com/SforumTech

Source: androidauthority

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét