Smartphone màn hình tai thỏ và màn hình "nốt ruồi" đang được xem là những xu hướng cho sự phát triển của smartphone trong nhiều năm sắp tới. Tuy nhiên, người ta vẫn luôn đặt những câu hỏi về sự cần thiết của hai kiểu màn hình này. Vậy tai thỏ hay "nốt ruồi" đâu mới là kiểu thiết kế hữu dụng nhất?
Chắc chắn nhiều người sẽ tự hỏi rằng, với màn hình tai thỏ và màn hình nốt ruồi, loại nào sẽ tốt hơn? Giúp người dùng có được trải nghiệm liền mạch, ấn tượng hơn?
Trước màn hình tai thỏ và nốt ruồi, chúng ta cũng đã thấy xu hướng thiết kế màn hình tràn cạnh, tỷ lệ lớn. Từ tỷ lệ truyền thống 16:9, bây giờ là 18:9, 18.5:9 và cả 19:9 hay thậm chí cao hơn nữa. Tất cả các xu hướng này đều là những bước đi để tiến tới kiểu thiết kế màn hình không viền, tỷ lệ tới 100% so với mặt trước.
Gần đây, Galaxy A8s khởi đầu cho xu hướng màn hình lỗ khoét (mà chúng ta thường gọi là nốt ruồi hay đục lỗ), sau đó là 2 sản phẩm khác cũng trang bị màn hình tương tự, đó là Huawei Nova 4 và Honor View 20.
Nhắc lại để bạn nhớ, lỗ khoét camera trên Galaxy A8s có đường kính 6.7mm, trong khi lỗ khoét camera trên Honor View 20 nhỏ gọn hơn, có đường kính chỉ 4.5mm, vì vậy nó chiếm diện tích ít hơn.
Mặc dù nó chỉ là một lỗ khoét hình tròn nhỏ gọn, nhưng phần diện tích nó chiếm sẽ là một hình chữ nhật ở góc bởi sẽ không có thành phần nào hiển thị ở phần diện tích này.
Điều đó cũng tương tự như trên smartphone với notch tai thỏ. Phần diện tích bị lãng phí trên màn hình cũng là hình chữ nhật bo xung quanh phần notch đó. Trên giao diện sử dụng mà chúng ta thấy, phần diện tích này sẽ không hiển thị được nội dung gì.
Các chuyên gia đã đưa các smartphone phổ biến để so sánh, trong đó có 2 mẫu smartphone màn hình đục lỗ mới được công bố gần đây, đó là Honor View 20 với vòng tròn nhỏ nhất, và Galaxy A8s có nốt ruồi lớn hơn. Ngoài ra, có một số smartphone với notch tai thỏ, giọt nước cũng được đưa vào để tính toán và so sánh. Đó là OPPO F17 Pro và Huawei Mate 20 với màn hình giọt nước, Huawei P20 Pro và OnePlus 6 với notch tai thỏ nhỏ gọn, trong khi iPhone XS và Huawei Mate 20 Pro có notch tai thỏ khá lớn.
Bạn có thể quan sát bảng so sánh ở trên, lỗ khoét tuy nhỏ nhưng diện tích bị lãng phí sẽ cao hơn và nó cũng tăng lên theo diện tích nốt ruồi, nói cách khác, nốt ruồi càng lớn thì diện tích lãng phí càng nhiều. Nếu so sánh 2 smartphone màn hình nốt ruồi, thì diện tích lãng phí của lỗ khoét trên Galaxy A8s cao gần gấp đôi so với Honor View 20.
Khi so sánh với OPPO R17 Pro màn hình giọt nước, diện tích lãng phí của phần nốt ruồi trên Honor View 20 thấp hơn gần 1 nửa. Còn khi so sánh với mẫu iPhone XS thì diện tích lãng phí trên Honor View 20 chỉ chưa chưa bằng 1/4 so với diện tích bị lãng phí của notch tai thỏ trên iPhone XS.
Như đã nói ở trên, hiện màn hình đục lỗ chỉ được sử dụng trên 3 smartphone tầm trung và tất cả chúng đều là màn hình LCD. Vì vậy, nó có thể sẽ làm được tốt hơn trên những smartphone cao cấp, nơi mà chi phí sản xuất màn hình không còn quá quan trọng. Có thể phần đục lỗ sẽ nhỏ gọn hơn, trên công nghệ màn hình AMOLED tiên tiến hơn…
Tuy nhiên, màn hình đục lỗ không phải là không có khuyết điểm. Đầu tiên đó là sự cân đối, một nốt ruồi camera ở góc màn hình tạo ra sự mất cân đối, thậm chí nhiều người sẽ ghét bỏ kiểu thiết kế này.
Nhưng nó cũng có lợi thế riêng, ví dụ khi xem video hay chơi trò chơi, khu vực ở góc màn hình sẽ hiếm khi chứa các nội dung quan trọng, trong khi khu vực ở giữa (nơi có notch tai thỏ) thường sẽ chứa những nội dung có giá trị và thường xuyên hơn.
Như vậy, theo thời gian, có thể màn hình nốt ruồi sẽ được áp dụng nhiều hơn bởi nó chiếm diện tích ít hơn, khả năng hỗ trợ cho người dùng cũng tốt hơn. Còn theo bạn thì sao? Nếu bạn sẽ chọn 1 smartphone màn hình nốt ruồi hay màn hình với notch tai thỏ, giọt nước? Cùng bày tỏ quan điểm của mình nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét