Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc, Việt Nam có cơ hội gì?

Sau nhiều năm hoạt động sản xuất chính tại Trung Quốc, Samsung đã lên kế hoạch đóng cửa nhà máy cuối cùng của mình ở Huệ Châu, đặt dấu hỏi chấm về hoạt động sản xuất của công ty trong tương lai.

  • Galaxy Note 10 sẽ có 2 cảm biến ToF: Xóa phông "đỉnh" hơn, bảo mật tốt hơn?
  • Samsung đang phát triển và sẽ sớm ra mắt một mẫu smartphone với màn hình kép
  • Samsung đệ trình sáng chế "viền bezel điện tử", tiết lộ về chiếc smartphone không phím cứng?

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ phía các nhà sản xuất nội địa Trung Quốc như OPPO , Xiaomi hay Huawei , thị phần smartphone của Samsung tại quốc gia tỷ dân này đã "tụt dốc" không phanh trong vài năm trở lại đây. Theo các báo cáo thì trong năm 2018, tại Trung Quốc smartphone Samsung chỉ chiếm chưa tới 1% thị phần, cho thấy nhà sản xuất từ xứ sở Kim Chi này đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nội địa.

Trong Quý 1/2019, lượng xuất khẩu điện thoại của Samsung từ nhà máy ở Huệ Châu đã giảm tới 20,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào thời hoàng kim, khi Samsung đứng đầu thế giới về doanh số điện thoại thông minh, tổ hợp nhà máy này xuất xưởng ra tới hơn 70.14 triệu thiết bị di động, cho thấy Huệ Châu là một trong những nhà máy đóng vai trò chính trong việc sản xuất và cung cấp số lượng lớn smartphone Samsung.

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất samsung-factory_800x450 Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc, Việt Nam có cơ hội gì?

Do tình hình tồi tệ, cuối năm ngoái, Samsung cũng đã phải đóng cửa nhà máy ở Thiên Tân, biến 2600 nhân công trở thành kẻ thất nghiệp. Trước đó vài tháng, nhà máy ở Thâm Quyết cũng đã bị đóng cửa.

Mặc dù Trung Quốc là một "mỏ vàng" trong việc cung cấp các nhân công giá rẻ, nhưng với việc liên tiếp đóng cửa nhiều nhà sản xuất chính, câu hỏi đặt ra ở đây là Samsung sẽ chọn nước thứ 3 nào để tập trung sản xuất chính?

Bên cạnh thị trường Trung Quốc, Samsung hiện đang ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất của mình tại Ấn Độ và Việt Nam. Cả 2 quốc gia này đều đáp ứng được những yêu cầu về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ cũng như chuộng sản phẩm của Samsung. Do đó đây là 2 cái tên được khởi xướng đầu tiên khi Samsung muốn chọn một quốc gia thứ 3 để tiếp tục các hoạt động sản xuất.

Ấn Độ được đánh giá là thị trường smartphone quy mô lớn. Từ năm 2017, nước này đã vượt Mỹ trở thành nơi tiêu thụ điện thoại di động thông minh lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Năm 2021, Ấn Độ được dự báo sẽ tiêu thụ khoảng 780 triệu smartphone, tăng gấp đôi so với năm 2016.

Chi phí sản xuất ở Ấn Độ cũng được cho là sẽ thấp hơn nhờ quy mô lớn. Điện thoại làm ra ở nước này cũng không phải chịu thuế nhập khẩu. Mức thuế đối với smartphone nhập khẩu chỉ rơi vào khoảng 20%.

Chỉ tính riêng về quy mô thị trường, Việt Nam với 100 triệu dân sẽ không thể so sánh được với 1.3 tỷ dân của Ấn Độ. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một điểm đến hấp dẫn. Khi Samsung cho biết sẽ đóng cửa nhá máy ở Thiên Tân, tờ The Economist đã đánh giá Việt Nam sẽ là lựa chọn tốt cho hãng điện thoại này. Khác với nhiều quốc gia khác có xu hướng nhập khẩu nguyên liệu hoặc linh kiện sang Trung Quốc để lắp ráp sản phẩm, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam có tính ổn định cũng như do Samsung đã có quan hệ gắn kết lâu đời tại đây. Chính vì vậy, khi chọn Việt Nam, Samsung sẽ không phải xem xét nhiều tới các lợi ích do bản thân doanh nghiệp đã và đang được tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển.

Sforum - Trang thông tin công nghệ mới nhất SamsungNews.Net-Samsung-VietNam-3 Samsung đóng cửa nhà máy cuối  cùng ở Trung Quốc, Việt Nam có cơ hội gì?

Theo GS. Nguyễn Mại, Việt Nam kể từ năm 2016, trung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam đã nghiên cứu và làm thành công một chiếc điện thoại, thay vì chỉ một vài chi tiết như thời gian trước đó. Chiếc điện thoại được nghiên cứu, sáng tạo bởi người Việt về sau được giới thiệu và có được hiệu ứng tốt.

"Việt Nam không chỉ là nơi sản xuất mà còn là nơi phát triển các linh kiện và là nơi đặt trung tâm nghiên cứu để phát triển công nghệ cho kỷ nguyên mới. Các trung tâm nghiên cứu cũng không ngừng được mở rộng quy mô. Với việc phát triển phần mềm song song với nhà máy sản xuất phần cứng, Việt Nam đang trở thành địa điểm chiến lược của Samsung", ông DJ Koh chủ tịch kiêm CEO mảng Kinh doanh Di động của Samsung nói với báo chí hồi tháng 4/2019.

Trong báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 14/6, Tổng Giám Đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho cho biết doanh thu của Samsung Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD, xuất khẩu đạt 24 tỷ USD tính đến cuối tháng 5/2019. Dự kiến cả năm 2019, doanh thu của Tổ hợp sẽ đạt 73,5 tỷ USD, xuất khẩu đạt 63,5 tỷ USD, tăng trưởng 5% so với năm 2018.

Với các điều kiện thuận lợi kể trên, Samsung mới đây cũng cho biết công ty sẽ triển khai kế hoạch xây dựng tòa nhà trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam với quy mô dự kiến 3000 người. Đây cũng sẽ là cơ sở nghiên cứu và phát triển lớn nhất tại Đông Nam Á nói chung.

Không chỉ vậy, Samsung cũng đã mời gọi được các doanh nghiệp về công nghệ lớn của nước này tham gia việc đầu tư vào Việt Nam, điển hình là dự án đầu tư 500 triệu USD tại Bắc Giang của một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực chất bán dẫn.

Hiện tại, để giúp quý độc giả nắm bắt được những thông tin công nghệ mới nhất, nóng hổi nhất, CellphoneS chính thức thành lập fanpage " Trang tin công nghệ Sforum.vn ", tại đây các thông tin về công nghệ hấp dẫn luôn được cập nhật thường xuyên và liên tục.

Hãy like page  Sforum.vn  theo đường link sau:  https://www.facebook.com/SforumTech.
Hoặc truy cập website  Sforum.vn  để đọc ngay những tin tức công nghệ cực hot.

Nguồn bài viết: Cafef

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét