Bàn phím cơ với đặc điểm cơ học và tính khả dụng cao vẫn được nhiều người lựa chọn cho PC hay laptop sử dụng hàng ngày. Chọn mua bàn phím cơ phù hợp là vấn đề được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng biết tới. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp người dùng chọn cho mình một loại bàn phím cơ phù hợp.
Trước đó chúng ta hãy tìm hiểu, như thế nào là một bàn phím cơ tốt?
- ASUS D570DD-E4028T: Laptop gaming và đồ họa "cực" mạnh, đứng đầu tầm giá 15 triệu
- Acer ra mắt Swift 5 Air Edition bản màu trắng sang trọng, mỏng nhẹ, mạnh mẽ, giá từ 25.9 triệu đồng
- Phần mềm diệt virus miễn phí Avast, bán thông tin người dùng
Bàn phím cơ là gì?
Bàn phím cơ là 1 dạng bàn phím cao cấp sử dụng công nghệ Switch cho từng phím, hội tụ đầy đủ các yếu tố độ nảy tốt, êm ái và bền bỉ. Nếu dùng các ngón tay gõ trên bàn phím, bạn dễ dàng cảm nhận được sự khác biệt rõ với bàn phím bình thường.
Bàn phím cơ đã từng rất phổ biến vào những năm 1980 đến đầu những năm 1990. Tuy vậy những năm 1990 đến những năm 2000, những nhà sản xuất công nghệ đã thay thế những bàn phím này bằng những bàn phím có nút cao su bên dưới.
Giá thành rẻ hơn rất nhiều, cùng với sự bùng nổ công nghệ, ở thời điểm hiện tại, loại bàn phím này đã nhanh chóng trở nên phổ biến, thống lĩnh thị trường "bấm". Thời điểm hiện tại, loại bàn phím này vẫn đang rất phổ biến.
Tuy vậy, bàn phím cơ vẫn giữ cho mình một chỗ đứng nhất định trong thị trường công nghệ. Với những tín đồ công nghệ thì đây là một trợ thủ đắc lực. Với tình hình hiện tại, có khả năng trong tương lai, bàn phím cơ sẽ lại nắm vững thị trường và được sử dụng rộng rãi.
Switch – Trái tim của bàn phím cơ học
Cùng nhìn qua vài điểm so sánh về cấu tạo của 2 loại này khác nhau như thế nào:
- Bàn phím thường: Đây là loại bàn phím thông dụng hiện nay, và rất có thể chiếc máy tính bạn đang sử dụng là dùng loại bàn phím này. Ở mỗi phím nhấn, người ta đặt một miếng cao su, khi bạn nhấn vào một phím bất kì thì phím cao su này sẽ chạm với bảng mạch điện bên dưới và sau đó nhờ đàn hồi nên miếng cao su giúp phím bấm trở lại vị trí cũ.
- Bàn phím cơ: Khác biệt hoàn toàn với những loại bàn phím thường, trên mỗi phím nhấn người ta sẽ trang bị cho nó một công tắc riêng hay còn gọi là switch với mục đích dùng để bật tắt mạch. Và độ bền của switch này thì khỏi phải nói, được đánh giá là cao hơn 40 – 60 lần nếu đem so sánh với miếng cao su, vì sử dụng chủ yếu bằng lò xo để giúp phím nảy ngược lại với vị trí ban đầu.
Về đặc tính của các loại switch, chúng ta có thể khái quát như sau:
Blue switch
- Cảm giác gõ: Tactile + clicky
- Lực nhấn: Khoảng 35g – 65g
- Độ bền: Khoảng 50 triệu lần nhấn
Brown switch
- Cảm giác gõ: Tactile
- Lực nhấn: Khoảng 25g – 65g
- Độ bền: Khoảng 50 triệu lần nhấn
Red switch
- Cảm giác gõ: Linear
- Lực nhấn: Khoảng 30g – 60g
- Độ bền: Khoảng 50 triệu lần nhấn
Black switch
- Cảm giác gõ: Linear
- Lực nhấn: Khoảng 40g – 80g
- Độ bền: Khoảng 50 triệu lần nhấn
Ngoài ra còn nhiều cơ chế switch khác trên thị trường phục vụ những mục đích khác nhau của người tiêu dùng.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại bàn phím cơ được các game thủ sử dụng và xem nó như "bảo bối". Giá của những chiếc bàn phím này cũng không hề rẻ, để sở hữu bàn phím cơ, bạn phải bỏ số tiền ít nhất cũng từ 1 đến 2 triệu đồng tuỳ theo thương hiệu cũng như chất lượng.
Không dài dòng thêm nữa, hãy cùng điểm mặt top những bàn phím cơ tốt nhất trong năm nay nào
Sau đây là top những bàn phím cơ tốt năm 2020:
Corsair K95 RGB Platinum
Ưu điểm:
- Dễ dàng sử dụng.
- Phím bấm nhạy, mượt mà.
- Bao bọc hoàn toàn bằng vỏ nhôm.
- Tiện ích tùy biến theo người dùng.
- Đèn LED nhiều hiệu ứng, dễ tuỳ chỉnh, có LED viền RGB độc đáo.
- Các phím chức năng hiệu quả, tương thích cả với MacOS.
- Phần kê tay có tới 2 lựa chọn về bề mặt.
Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Không có jack âm thanh.
- Hàng phím Macro dễ bấm nhầm, chưa thực sự tiện dụng.
Nhận xét: Corsair K95 RGB Platinum là một chiếc bàn phím rất đáng mơ ước của mọi game thủ. Tuy nhiên mức giá bán khá cao, khoảng 5 triệu đồng khiến giấc mơ lại càng thêm xa vời với hầu hết mọi người.
HyperX Alloy Origins
Ưu điểm
- Công tắc phím cơ học HyperX độc quyền
- Làm bằng nhôm chắc chắn và nhẹ
- Thiết kế gọn gàng
- Cáp USB Type-C có thể tháo rời.
- Bộ nhớ riêng lưu được ba cấu hình
- Giá tốt
Nhược điểm:
- Không đa dạng kết nối, ví dụ như cổng USB hay phím Micro thông dụng.
Nhận xét: HyperX Alloy Origins không mang trên mình quá nhiều tính năng hay thiết kế nổi bật mà sẽ chỉ đem lại cho các game thủ những gì thiết thực nhất như cảm giác sử dụng quen thuộc, dễ làm quen. Nếu bạn không quan tâm lắm đến các tính năng hay thiết kế đặc biệt thì HyperX Alloy Origins vẫn là một lựa chọn rất đáng để sở hữu.
Kinesis Freestyle Edge RGB
Ưu điểm:
- Thiết kế có khả năng chia đôi bàn phím, sử dụng linh hoạt trong nhiều trường hợp.
- Khay đỡ cổ tay có thể tháo rời, sang trọng, thoải mái.
- Ánh sáng phím có thể tùy chỉnh.
Nhược điểm:
- Ứng dụng Driverless SmartSet hoạt động quá nhiều.
- Tùy chọn "lift kit" quá mắc.
- Người mới phải mất nhiều thời gian làm quen với cách sử dụng.
Nhận xét: Yếu tố chính mà bạn sẽ nhận được khi sở hữu Kinesis Freestyle Edge Split chính là sự thoải mái tối đa.
Corsair K70 RGB MK.2
Ưu điểm:
- Switch mở rộng.
- Hệ thống Led RGB 16,8 triệu màu tùy chỉnh qua Driver CUE.
- Hệ thống nút và cuộn Multimedia tiện lợi.
- Phần mềm hỗ trợ đa năng.
Nhược điểm:
- Ít được cập nhật.
Nhận xét: Corsair K70 RGB MK.2 không được nâng cấp nhiều so với các sản phẩm tiền nhiệm nhưng nó cung cấp những cải tiến nhỏ trong chức năng và đặc trưng của Corsair.
Das Keyboard 4Q
Ưu điểm:
- Nguyên liệu nhôm cao cấp.
- Điều khiển chuyên dụng, dễ dàng.
- RGB sáng có thể kiểm soát.
- Màu RGB cường độ cao 16,8M.
- Kỹ thuật DAS của Đức.
Nhược điểm:
- Các applet Q dựng sẵn có thể gây khó chịu khi sử dụng.
Nhận xét: Das Keyboard 4Q mang phần cứng đặc trưng bàn phím cơ cao cấp độc quyền của hãng. Đèn màu RGB bắt mắt, sẽ là một sản phẩm có giá thành không nhỏ đối với người dùng trung thành của Das.
Logitech G513 Carbon
Ưu điểm:
- Switch RomerG độc quyền của Logitech.
- LED RGB tùy chỉnh cực kì đa dạng.
- 2 phiên bản Tactile / Linear.
- Tích hợp cổng USB – passthrough.
- Bề mặt bằng hợp kim Nhôm – Magie siêu bền, sang trọng.
Nhược điểm:
- Người mới khó có thể sử dụng dễ dàng phần mềm.
- Không có phím micro.
Nhận xét: mặc dù không mang phím micro nhưng Logitech G513 Carbon khẳng định giá trị của mình bằng bảng điều khiển tùy chỉnh, đèn màu RGB dịu nhẹ, không gây cảm giác khó chịu cho người dùng trong không gian tối.
Logitech Pro X
Ưu điểm:
- Các phím Switch cấp độ chuyên nghiệp, có thể tháo rời và hoán đổi cho nhau.
- Thiết kế nhỏ gọn, bền bỉ.
- Tùy chỉnh ánh sáng và hình động bằng phần mềm Logitech HUB G.
- Dây micro USB có thể tháo rời ra để vận chuyển an toàn trong túi du lịch.
- 12 micro phím F có thể lập trình.
Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Bộ nhớ chỉ có thể lưu trữ một dữ liệu.
Nhận xét: Thiết kế chuyên nghiệp của dòng bàn phím cơ PRO X nay đã được nâng tầm với các switch GX có thể thay nóng. Đây là chiếc bàn phím cơ chơi game có thể tùy biến sâu, được tạo nên dành cho những vận động viên thể thao điện tử hàng đầu thế giới.
Razer BlackWidow Chroma V2
Ưu điểm:
- Thiết kế tuyệt vời.
- Ánh sáng RGB và switch độc quyền.
- Tích hợp Synapse tuỳ chỉnh khá là tuyệt vời khi hỗ trợ phần lớn những game hiện nay khi số lượng trò chơi ngày càng tăng.
Nhược điểm:
- Không có thanh phương tiện.
- Bộ đệm ngón có thể gây khó chịu với một số góc bấm.
Nhận xét: Nếu bạn đang tìm kiếm một bàn phím cơ cho cả công việc lẫn chơi game,một loại switch khác hay thậm chí là một bàn phím cơ khác,nhưng đối với chơi game thuần túy thì đây là một lựa chọn tuyệt vời không thể bỏ qua.
Roccat Vulcan 120 AIMO
Ưu điểm:
- Thiết kế tuyệt đẹp.
- Nút xoay rất hữu ích.
- Tuyệt vời để chơi game và đánh máy.
- Sáng màu Per-key RGB.
Nhược điểm:
- Không có phím micro chuyên dụng, không có USB.
Nhận xét: Công tắc phím Roccat tùy chỉnh, ánh sáng RGB đa dạng, bàn phím cơ Vulcan 120 AIMO là sản phẩm xứng đáng để đầu tư.
SteelSeries Apex M750
Ưu điểm:
- Công tắc nhạy và mượt.
- Thiết kế nhỏ gọn.
- Tùy chọn đèn nền và tùy chỉnh chức năng tuyệt vời.
- Thiết kế tốt, rất chắc chắn nhờ hợp kim nhôm 5000.
- Feet cao su có độ bám tốt, ổn định trên mặt bàn.
- Switch QX2 tốc độ cao, mượt và chơi game đã.
- Khả năng tương thích tốt với Cherry MX keycap.
- Hệ thống đèn RGB đẹp, lịch sự, tùy biến cao.
Nhược điểm:
- Không có chân chống thay đổi nhanh độ nghiêng phím.
- Không tặng kèm kê tay trên phiên bản full-size.
- Dây cáp bằng cao su.
- Không có tùy chọn switch khác, chỉ duy nhất QX2 linear nên khó đáp ứng nhu cầu đa dạng.
- Giá thành cao.
Nhận xét: Thiết kế tốt, bền bỉ, cung cấp đầy đủ tính năng mà một game thủ cần. Ngoài ra, hệ thống đèn RGB đẹp và tùy biến thoải mái thông qua SteelSeries Engine cũng là một điểm cộng trên M750. Thế nhưng SteelSeries vẫn cần phải cải tiến đôi chút để M750/M750 TKL có thể cạnh tranh tốt hơn cũng như thu hút được người dùng hơn.
Tạm kết
Bàn phím cơ sẽ là giải pháp hiệu quả cho công việc, giải trí, chơi game tiện ích, an toàn cho người dùng.
Hy vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp người dùng chọn được bàn phím cơ tốt nhất, phù hợp với nhu cầu sử dụng khách hàng quan tâm.
_ Tham gia group Thảo luận công nghệ CellphoneS : Tại đây
_ Like/follow fanpage Sforum.vn : FB.com/SforumTech
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét